Bạn có thể tìm đọc thêm nhiều về beta HcG - 1 loại hormone ng thai trên mạng, bài viết này sẽ tóm tắt những hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân để bạn nắm bắt rõ hơn về chỉ số này và những biến chứng thai sản cần biết.
Hãy xem bảng này để hiểu về nồng độ beta liên quan đến mang thai.
Tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh, không phải ngày thụ thai vì không ai biết rõ ngày rụng trứng nên phải dùng ngày đầu của kỳ kinh cũng để chẩn đoán chính xác hơn. Tuần 1 và tuần 2 là lúc bạn có kinh và chuẩn bị rụng trứng, lúc này vẫn chưa có thai. Sang đến tuần thứ 3, giả sử bạn đã rụng trứng và đã thụ tinh thì lúc này thai đã được 3 tuần (dù thời gian thụ thai có thể chỉ mới vài ngày đến 1 tuần). Nếu bạn tò mò thử beta ngay sau khi quan hệ 1 tuần thì nhìn vào chỉ số của tuần 3 để xác định khả năng đã mang thai chưa. Khi đến ngày đầu của kỳ kinh sau mà bạn vẫn chưa có kinh, thử que 2 vạch, khám thai beta trong khoảng 5-426ml như bảng ở trên, chúc mừng bạn đã mang thai 4 tuần. Đừng ngạc nhiên bác sỹ bảo thế vì như đã giải thích ở trên, đây là tuổi của trứng chứ, còn tuổi thật của bào thai có thể chỉ mới 1-2 tuần.
Thông thường sau khi khám thai buổi đầu và được chẩn đoán thai đã được 4 tuần, bác sỹ sẽ bảo bạn quay lại sau 2-3 tuần để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa và đã có tim thai chưa. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng của thai vì có rất nhiều biến chứng xảy ra trong thời điểm từ 4-7 tuần đầu.
Biến chứng sẩy thai tự nhiên
Dù trứng và tinh trùng đã gặp nhau, cơ thể đã sản xuất hormone mang thai nhưng do bất thường nhiễm sắc thể hay cơ thể mẹ không đủ khỏe mạnh, hợp tử sẽ không thể phát triển tiếp và gây sảy thai. Trong khoảng tuần 4-7, cơ thể có thể sẽ rất bình thường cho đến 1 ngày bụng đau quặn và 1 cục máu bị rớt ra khi đi tiểu, đó là dấu hiện đầu tiên. Hãy đi bác sỹ ngay để kiểm tra.
Thông thường nếu thai vẫn còn nhưng do người phụ nữ có thể trạng yếu và cổ tử cung mở, bác sỹ sẽ kê thuốc đặt vào âm đạo để giúp tử cung đóng chặt cho bào thai không bị rơi ra ngoài.
Còn nếu đã không giữ được thì cũng đừng quá đau buồn, thời gian vẫn còn dài, tuổi vẫn còn trẻ, mọi việc bắt đầu lại từ đầu. Thời điểm này bào thai chưa hình thành nên thật sự chưa có em bé nào cả, đừng quá dằn vặt bản thân mà hãy nghĩ lạc quan để cố gắng cho lần sau.
Để hạn chế việc này, hãy chuẩn bị thật tốt cho bản thân trước khi mang thai. Hãy xem bài đọc ở trên.
Biến chứng thai ngoài tử cung
Đây là biến chứng nguy hiểm vì khi trứng và tinh trùng gặp nhau, thay vì cùng đi về tử cung để làm tổ thì do lý do nào đó hợp tử này lại làm tổ ngay tại ống dẫn trứng, hoặc ở bất kỳ nơi nào khác mà không phải tử cung.
Đa phần thai ngoài tử cung diễn ra ở ống dẫn trứng, rất hiếm trường hợp diễn ra ở buồng trứng hay ổ bụng.
Tại sao thai ngoài tử cung lại là biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng?
Trong cơ thể của chúng ta chỉ có tử cung là môi trường để nuôi dưỡng bào thai và có thể nở to theo sự phát triển của thai trong 9 tháng. Những cơ quan khác không có nhiệm vụ này nên nếu hợp tử phát triển ở ống dẫn trứng, với diện tích hạn hẹp chỉ 2-3mm và không thể co giãn, ống dẫn trứng sẽ bị vỡ khi hợp tử phát triển to, máu tràn vào ổ bụng và gây tử vong cho người mang thai. Do đó nếu phát hiện là thai ngoài thì ngay lập tức phải xử trí ngay.
a. Những dấu hiệu của thai ngoài tử cung
- Beta HcG tăng chậm rất chậm sau mỗi 2-3 ngày thậm chí có dấu hiệu tăng và giảm thất thường
- Khi siêu âm bằng đầu dò âm đạo thì bác sỹ không nhìn thấy hợp tử trong tử cung nhưng trong máu thì có beta và nồng độ beta lại không tương ứng với tuần tuổi của thai.
- Toát mồ hôi, khó thở, đau bụng rất nhiều và ra máu nâu đen, chuyển dần thành đỏ. Nếu không xử lý kịp thời thì sẽ bị vỡ và mấu máu dẫn đến mất mạng.
b. Chẩn đoán thai ngoài tử cung:
- Việc đo beta rất quan trọng, hơn cả thử que vì que chỉ cho biết đã có thai chứ không cho biết thai đã phát triển thế nào. Thông thường với thai ngoài thì que không lên 2 vạch đậm mà sẽ là 1 vạch đậm 1 vạch mờ ở tuần 6,7 (vì lúc này nồng độ beta HcG đã đủ cao để que cho 2 vạch đậm)
- Còn 1 cách khác để chẩn đoán thai ngoài mà không phải bác sỹ nào cũng đồng ý vì đa số chỉ tìm thấy trong sách vở y khoa. Hãy đo định lượng beta HcG cùng với nồng độ Progesterone vì Progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát thai ngoài tử cung giai đoạn sớm.
- Thai không thể sống khi nồng độ Progesterone < 3,5 ng/ml với độ chính xác là 100%. Nếu Progesterone <5 ng/ml có thể chẩn đoán đó là một tình trạng thai nghén không bình thường, có thể thai ngoài tử cung, sẩy thai không trọn vẹn hay thai lưu sớm. Với ngưỡng Progesterone < 5 ng/ml khả năng phát hiện sớm thai ngoài tử cung với độ nhạy 91.5%. Và thông thường 100% thai ngoài tử cung có nồng độ Progesterone < 15 ng/ml. Đọc thêm bài viết chuyên khoa ở đây.
Do đó nếu beta ở tuần 5 là 200ml-300ml, thậm chí là 2000ml nhưng siêu âm tử cung không thấy mà nồng độ progesterone lại thấp dưới 15ml ở tuần này thì khả năng thai ngoài là gần như chính xác.
Nếu chưa thể siêu âm, khi thử máu hãy thử cùng lúc beta và progesterone trong những tuần đầu tiên. Nếu 2 chỉ số beta và progesterone đều tăng hợp lý theo 2 bảng ở trên thì đợi tuần thứ 7 đi siêu âm chắc đã nghe được tim thai mà không cần phải đi bác sỹ nhiều lần.
c. Chữa trị thai ngoài tử cung
Có 3 cách
- Không làm gì cả: Nếu hợp tử nhỏ có thể sẽ tự tiêu tan và máu sẽ thoát ra theo đường âm đạo như 1 hình thức sẩy thai tự nhiên. Nhưng khả năng này không nhiều.
- Tiêm thuốc: Nếu ở tuần thứ 5,6 mà beta vẫn dưới 400ml, hợp tử vẫn còn khá nhỏ <3cm, có thể xử trí bằng cách tiêm methotrexate MTX – 1 loại thuốc dùng trị ung thư để ức chế sự tăng trưởng của tế bào trong cơ thể. Bác sỹ sẽ tiêm 2-3 liều, mỗi liều cách nhau 4-7 ngày và bệnh nhân phải nhập viên theo dõi trong suốt quá trình tiêm. Sau khi tiêm xong sẽ chờ khoảng 4 ngày để xét nghiệm beta, nếu có dấu hiệu giảm tốt thì có thể không cần tiêm nữa mà theo dõi thêm 3 ngày xét nghiệm lại nếu beta tiếp tục giảm sâu và sắp đạt ngưỡng dưới 5-20ml thì bác sỹ có thể cho xuất viện. Tuy nhiên nếu sau 4 ngày tiêm mà beta vẫn tăng dù tăng nhẹ hoặc đứng yên thì bác sỹ sẽ cho tiêm thêm liều thứ 2 và theo dõi tiếp.
Tóm lại là nếu beta không giảm về con số an toàn thì bác sỹ sẽ phải dùng đến cách khác là phẫu thuật nội soi để triệt tiêu.
Ưu điểm của tiêm MTX là không cần phẫu thuật, có thể bảo tồn ống dẫn trứng, buồng trứng… để dễ dàng mang thai lần sau, mọi việc có thể giải quyết êm đẹp nhưng phải nhập viên ít nhất 1 tuần. Nhưng bạn cũng có thể nằm viện đến 2,3 tuần nếu beta không giảm. Điều này sẽ gây mệt mỏi về tâm lý vì vừa mất con vừa hồi hộp lo lắng về các biến chứng. Hơn nữa thời gian nằm viện theo dõi vài tuần vừa tốn kém về thời gian, mệt mỏi tinh thần và nhất là chi phí.
Và sử dụng thuốc tiêm MTX có thể giải quyết lần này nhưng cũng lần sau mang thai vẫn có khả năng gặp biến chứng thai ngoài nữa.
- Phẫu Thuật nội soi
Bác sỹ sẽ gây mê toàn bộ và nội soi lấy hợp tử ra. Nếu hợp tử còn quá bé thì chỉ cần cắt nhẹ, vệ sinh ống dẫn trứng, tử cung và may lại. Đấy là mổ bảo tồn. Cách này nhanh nhất và an toàn nhất. Nếu bác sỹ có tâm vệ sinh sạch sẽ và vết khâu lành lặn trơn tru, khả năng bị lại biến chứng TNTC sẽ thấp hơn cho lần sau.
Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn được bảo tồn vì tùy trường hợp khi bác sỹ phẫu thuật ống dẫn trứng, hợp tử đã quá to, máu ra quá nhiều và ống dẫn trứng cũng đã bị vỡ 1 phần do hợp tử phát triển lớn, bác sỹ sẽ cắt luôn ống dẫn trứng và bị sẽ chỉ còn 50% khả năng mang thai ở ống dẫn trứng còn lại bên kia.
Nếu đây là trường hợp xấu xảy ra thì cũng không phải quá lo lắng vì 50% vẫn là cơ hội. Mỗi tháng phụ nữ rụng trứng ở buồng trứng phải/ trái thay phiên nên 1 bên mất thì bên kia vẫn hoạt động bình thường.
Thật ra phụ nữ đã bị TNTC luôn nằm trong diện sẽ bị TNTC tái phát lại trong lần mang thai sau do sẹo để lại hay lý do khách quan nào đó. Có người bị TNTC bên trái, rồi sau đó bị cả bên phải dẫn đến tình trạng cả 2 ống dẫn trứng bị cắt hết. Nhưng không có nghĩa là không còn cơ hội vì dù ống dẫn trứng mất đi, buồng trứng vẫn còn và trứng vẫn được sản xuất, phụ nữ có thể thụ tinh ống nghiệm để cấy hợp tử thẳng vào tử cung và mang thai.
Trường hợp xấu nhất vẫn có thể nhờ người mang thai hộ. Do đó hãy luôn suy nghĩ tích cực dù có gặp vấn đề gì để có thể tìm cách giải quyết tốt nhất cho mình
Biến chứng thai trứng
Đây là biến chứng rất nguy hiểm và hầu như rất hiếm gặp. Khoảng 1 người trong 5000 người sẽ gặp phải nên cũng không phải quá lo lắng.
Thông thường, sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sẽ trở thành trứng thụ tinh, phát triển thành thai nhi và các phần phụ như nhau thai và túi ối. Trong một số trường hợp, tế bào nuôi phát triển quá nhanh trong khi tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau không phát triển kịp làm thoái hóa gai nhau.
Gai nhau bị phù nề tạo thành các túi chứa dịch, dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn buồng tử cung. Hiện tượng này gọi là thai trứng. Trứng có thể phát triển thành một khối không có phôi thai (thai trứng toàn phần) hoặc có phôi thai bất thường (thai trứng bán phần). (Theo Vinmec, đọc full bài ở đây)
Những nhận biết của thai trứng
- Beta HcG tăng rất rất cao không tương xứng với tuổi thai. Ví dụ beta gần mức 100,000ml khi thai phụ chỉ ở tuần 4,5.
- Đau bụng dữ dội và ra máu.
- Siêu âm thấy hình dáng chùm nho như ở trên.
Với thai trứng chỉ có cách duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Vì thế nếu có phải xảy ra điều này thì hãy nhớ bạn vẫn còn trứng được sản xuất và vẫn có thể làm thụ tinh ống nghiệp để nhờ người khác mang thai hộ.
Comments